Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

THIẾT BỊ TẠO NƯỚC JAVEN

THIẾT BỊ SẢN XUẤT


DUNG DỊCH NƯỚC JAVEN

TỪ MUỒI ĂN (HOẶC NƯỚC BIỂN)

SANMINH











- KHỬ TRÙNG NƯỚC CẤP, NƯỚC HỒ BƠI, NƯỚC THẢI

- KHỬ TRÙNG, KHỬ MÙI, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM

- KHỬ TRÙNG, KHỬ MÙI CHẤT THẢI RẮN, KHÍ THẢI

- KHỬ TRÙNG, KHỬ MÙI BÃI CHÔN LẤP RÁC, CHÔN XÁC SÚC VẬT…

- TẨY RỬA VÀ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG: CHỢ, BỀN XE, NHÀ VỆ SINH…

- KHỬ TRÙNG VÀ TẢO TRONG NƯỚC Ở CÁC VÒI PHUN, ĐÀI NƯỚC

- KHỬ TRÙNG NƯỚC CỦA CÁC THÁP GIẢI NHIỆT

















HỒ CHÍ MINH – 2009













SAN MINH

THIẾT BỊ TIÊN TIẾN KHỬ TRÙNG NƯỚC

VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG







THIẾT BỊ SẢN XUẤT DUNG DICH NƯỚC JAVEN(SANMINH) do công ty TNHH SAN MINH sản xuất là giải pháp thích hợp nhất để khử trùng nước trong các hệ cấp nước sinh hoạt qui mô vừa và nhỏ ở nước ta. SANMINH là thiết bị nằm trong trạm cấp nước, sản xuất để sử dụng tại chỗ dung dịch Hypocloric Natri (còn gọi là nước javen) - chất khử trùng thông dụng và hiệu quả đã được dùng trên thế giới trong hơn 100 năm qua.



Hypocloric Natri NaOCl là chất oxy hoá mạnh được tạo ra bởi quá trình điện phân nước muối. Nó được sử dụng thay thế cho khí Clo để khử trùng nước sinh hoạt, tháp làm lạnh, bể bơi, các hệ làm nguội nước… với chức năng ngăn chặn sự bùng phát của các loài vi sinh, kể cả các loại tảo và giáp xác.



Trong quyết định số 14/2004/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch có quy định: Để xử lý nước mặt và nước ngầm thành nước sinh hoạt có thể sử dụng nước Javen với lượng tiêu thụ quy đổi qua hàm lượng Clo hoạt tình trong nước là 2,1g cho 1m3 nước mặt và 1g cho 1m3 nước ngầm. Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế thế giới(WHO) có thể dùng Javen hoặc các hợp chất khác có clo hoạt tính để khử trùng nước sạch với lượng sử dụng sao cho sau khi đưa vào nước 30 phút lượng Clo dư trong nước nằm trong khoảng 0,2 – 0,5g trong 1m3 nước.



Tại trạm cấp nước nhỏ ở nhiều nơi, nước được khử trùng bằng clo khí hay lỏng. Cách truyền thống này không kiểm soát được nồng độ, và có thể tạo clo dư độc hại cho người dùng.



Một giải pháp khác là bột clorine. Tuy nhiên, nếu pha chế bột vào nước bằng phương pháp thủ công sẽ gây hại đến sức khoẻ công nhân và làm ô nhiễm trạm nước. Mặt khác, bột này hút nước, thải khí clo nên chất lượng bột giảm nhanh khi bảo quản.



Một giải pháp khả thi hơn là nước Javen (hypochlorit natri hoá học). Chất này khử trùng hiệu quả, lại vận chuyển dễ dàng, nhưng có giá thành cao và chất lượng giảm sút nhanh khi bảo quản và vận chuyển, có thể trở thành nước thường.



Cũng có thể khử trùng nước bằng ozone hay tia cực tím, nhưng hai phương pháp nầy có tác dụng khử trùng tức thời, nên không phù hợp với việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống.



Vì vậy, Việc khử trùng nước bằng thiết bị của SAN MINH điều chế tại chỗ bằng phương pháp điện phân nước muối tạo ra dung dịch javen về nguyên tắc đảm bảo mọi yêu cầu kỹ thuật (hàm lượng Clo hoạt tính trong nước Javen là 3,5-4g/l), có tính sát khuẩn cao, an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Việc sản xuất dung dịch Javen tại chỗ giúp người sử dụng chủ động trong mọi trường hợp, giá thành chi phí thường xuyên để khử trùng 1m3 nước không quá 25 đồng.



Thiết bị sẽ nằm trong chu trình của trạm cấp nước, chỉ sử dụng điện, nước và muối làm nguyên liệu đầu vào. Đầu ra của thiết bị là nước Javen dạng điện phân, được đưa vào đường ống nước theo tỷ lệ nhất định. Ngoài ra, người vận hành có thể điều chỉnh dễ dàng để đưa nồng độ nước Javen vào đường ống theo ý muốn.



Các thiết bị SANMINH công suất nhỏ là phương tiện tại chổ cung cấp dung dịch khử trùng cho những trạm cấp nước, địa điểm bị thiên tai lũ lụt, động đất, nơi có nguy cơ dịch bệnh lan tràn… để khử trùng nước và xử lý ô nhiễm môi trường.























MÔ TẢ THIẾT BỊ SẢN XUẤT

DUNG DỊCH NƯỚC JAVEN

TỪ MUỒI ĂN (HOẶC NƯỚC BIỂN)

SANMINH



I. CAÁU TAÏO: Goàm:

• 01 heä thoáng nguoàn ñieän DC

• 01 heä thoáng baûo veä quaù aùp – quaù doøng.

• Hieån thò baèng led 7 ñoaïn.

• Baûo veä baèng vi xöû lyù.

• Buoàng ñieän phaân (cuûa Lieân Xoâ)

• Heä thoáng laøm meàm nöôùc.

• Boàn nöôùc muoái.

• Bình chöùa Axit – coù bôm ñeå taåy röõa buoàng ñieän phaân.



II. VAÄN HAØNH:

• Khi coù nguyeân lieäu (laø muoái vaø nöôùc), bật coâng tắt maùy seõ töï vaän haønh vaø cho ra dung dòch javen theo meû hay lieân tuïc, tuyø theo coâng suaát maùy.

• Khi coù söï coá( vì lí do taêng ñieän aùp naøo ñoù hay chaïm taûi) maïch seõ töï ñoäng taét hoaøn toaøn vaø phaûi nhôø ñeán nhaân vieân kyû thuaät cuûa coâng ty.

• Töï ñoäng hoaøn toaøn khi vaän haønh, neáu heát nguyeân lieäu maùy seõ baùo ñeå ta naïp nguyeân lieäu vaøo.



III. BAÛO DÖÔÕNG:



• Khi söû duïng lieân tuïc 8 tieáng, ta phaûi cho heä thoáng axit hoaït ñoäng ñeå hoaøn nguyeân ñieän cöïc. Ñaây laø vieäc laøm baét buoäc ñeå buoàng ñieän phaân laøm vieäc toát vaø coù tuoåi thoï.











NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG



• Nguyên liệu sản xuất chỉ là điện, nước và muối ăn 16-18g/lít

• Tạo được Clo hoạt tính là chất khử trùng mạnh mà không cần phải bảo quản và chuyên chở nó.

• Hypocloric Natri tạo ra bằng điện phân nước muối tại chỗ - không bị phân huỷ như Hypocloric Natri bán sẵn được tạo ra bằng phương pháp hoá học.

• Chi phí sản xuất rẻ hơn các phương pháp sản xuất Clo truyền thống.

• Cần dùng bao nhiêu chất khử trùng sản xuất bấy nhiêu, cần dùng lúc nào là sản xuất lúc đó.





SANMINH cho sản phẩm Hypocloric Natri không bị phân huỷ.

Trong buồng điện hoá, nước muối có độ dẫn điện cao duy trì dòng điện từ cực dương đến cực âm. Dòng điện nầy điện phân dung dịch muối. Quá trình nầy tạo ra khí Clo (Cl2) ở trên điện cực dương (anốt) trong khi xút (NaOH) và khí Hidro (H2) được tạo ra trên điện cực âm (catốt). Tiếp đó Clo kết hợp với xút tạo thành Hypocloric Natri. Phản ứng nầy có thể hiển thị như sau:

NaCl + H2O + điện năng = NaOCl + H2

(muối) (nước) (Hypocloric Natri) (hydro)



Phương pháp điều chế Hypocloric Natri bằng địên phân có thể cho 1kg Clo hoạt tính từ 4 – 5kg muối ăn và 6 – 8 KW/h điện năng. Hàm lượng Clo hoạt tính trong dung dịch sản phẩm cao nhất là khoảng 0.8%.





SANMINH là giải pháp khử trùng tiên tiến cho các hệ cấp nước sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ do hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng dễ dàng và loại trừ được nguy hiểm tiếm ẩn do phải bảo quản và chuyên chở các chất độc hại khác dùng để khử trùng nước. Việc sản xuất Hypocloric Natri tại nơi sử dụng chỉ đòi hỏi có điện, nước và muối với khối lượng vừa đủ cho nhu cầu. Khác với loại Hypocloric Natri bán sẵn từ các nhà máy hoá chất có hàm lượng 12- 15% bị phân huỷ nhanh theo thời gian.











NHỮNG ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP

SẢN XUẤT HYPOCLORIC NATRI

TẠI TRẠM CẤP NƯỚC BẰNG THIẾT BỊ ĐIỆN HOÁ







BẢNG SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA CÁC CHẤT KHỬ TRÙNG

LÀ HỢP CHẤT CÓ CLO HOẠT TÍNH



DẠNG SẢN PHẨM GIÁ TRỊ pH HÀM LƯỢNG CLO HOẠT TÍNH DẠNG

Hypoclorit Natri

(điện phân) 7 – 8 0,3 – 0,4% lỏng

Hypoclorit Natri

(bán sẵn) >13 5 – 60% lỏng

Bột Hypoclorit canxi 11,5 20 – 35% hạt khô

Khí Cl2 thấp 100% khí







BẢNG SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG

BẰNG HỢP CHẤT CÓ CLO HOẠT TÍNH



CHẤT

KHỬ TRÙNG NG. LIỆU BẢO QUẢN

CHUYÊN CHỞ THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁCH DÙNG GIÁ THÀNH

NƯỚC JAVEN ĐIỆN HOÁ muối, nước, điện Không cần, an toàn tuyệt đối bền, không bị biến chất rất dễ rất rẻ

KHÍ Clo tuỳ phương pháp điều chế Khó và nguy hiểm bền, không bị biến chất Khó và không chính xác rẻ nhất

BỘT Clorin tuỳ phương pháp điều chế phức tạp, có thể gây ô nhiễm Không bền, nhanh giảm Clo thủ công, độc hại đắt

NƯỚC JAVEN BÁN SẴN tuỳ phương pháp điều chế phức tạp, có thể gây ô nhiễm Không bền, nhanh giảm Clo dễ dàng đắt nhất







NÊN SỬ DỤNG SẢN PHẨM NÀO?





• BỘT CLORINE (HYPOCLORIT CANXI): Là chất khử trùng hiệu quả song quá trình khuấy với nước, pha chế, kiểm tra hàm lượng dung dịch và đưa vào khử trùng nước bằng phương pháp thủ công gây tác hại đến sức khoẻ của công nhân và làm ô nhiễm trạm nước. Mặt khác bột Clorin hút nước, thải khí Clo làm chất lượng bột bị giảm nhanh trong thời gian bảo quản. Canxi kết tủa có khả năng làm cứng màng bơm định lượng cũng như làm tắc đường ống dẫn nước.

• KHÍ CLO: Rất độc hại, không an toàn trong chuyên chở và bảo quản. Cấp định lượng khí Clo với lượng nhỏ thường không chính xác. Đa số các trạm cấp nước quy mô vừa và nhỏ (công suất dưới 10.000m3/ngày) không thể dùng phương pháp nầy.

• HYPOCLORIT NATRI (ĐIỆN PHÂN): khử trùng rất hiệu quả, rất rẻ, an toàn tuyệt đối, sản xuất và sử dụng dễ dàng.

• NƯỚC JAVEN BÁN SẴN (HYPOCLORIT NATRI HOÁ HỌC): khử trùng rất có hiệu quả. bảo quản và vận chuyển dễ dàng nhưng giá thành cao và chất lượng giảm sút nhanh, có thể trở thành nước bình thường.



CÁC LOẠI THIẾT BỊ SANMINH



STT LOẠI THIẾT BỊ NĂNG SUẤT

CLO HOẠT TÌNH

01 SANMMINH - 10 10G/GIỜ

02 SANMMINH - 20 20G/GIỜ

03 SANMMINH - 30 30G/GIỜ

04 SANMMINH - 50 50G/GIỜ

05 SANMMINH - 100 100G/GIỜ

06 SANMMINH - 200 200G/GIỜ



THIẾT BỊ SANMINH 10 VÀ SANMINH 20 làm theo chế độ mẻ cho sản phẩm 1 lần sau một thời gian hoạt động.

CÁC THIẾT BỊ SANMINH 30 ĐẾN SANMINH 200 cho ra sản phẩm liên tục.









CÁC CHỈ SỐ KỶ THUẬT CỦA SANMINH



1. Thiết bị SANMINH cho sản phẩm theo mẻ:

Cho sản phẩm một lần sau một thời gian quy định thiết bị hoạt động.

- Hàm lượng Hypoclorit Natri: khoảng 7 – 8g/LÍT.

- Hàm lượng muối trong dung dịch: 16 – 20g/LÍT.

- Chi phí sản xuất 1kg Clo hoạt tính: 4- 5kg muối và 6KW/h điện.

2. Thiết bị SANMINH cho sản phẩm liên tục:



CÁC CHỈ SỐ

KỶ THUẬT ĐƠN VỊ SANMINH-30 SANMINH-50 SANMINH-100 SANMINH-200

Nồng độ

dung dịch muối g/l 13-16 13-16 13-16 Bão hoà

Lưu lượng

sản phẩm l/h 14-16 16-18 30-40 50-60

Hàm lượng

Clo hoạt tính g/l 2,5-4 3-4 3-4 3-4

Năng suất

Clo hoạt tính g/h 30-40 50-60 100-120 190-210

Công suất

tiêu thụ điện Wh 250 500 650 1800

Nguồn điện

sử dụng 220V-50Hz





BẢO HÀNH THIẾT BỊ

VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ



- Công ty SAN MINH cam kết cung cấp thiết bị theo đúng catalogue.

- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt và đưa vào sử dụng trong các trạm cấp nước trên cả nước.

- Hướng dẫn cán bộ kỷ thuật vận hành và bảo dưỡng thiết bị.

- Cung cấp vật tư, vật liệu thay thế.

- Thời gian bảo hành kỷ thuật 12 tháng.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009

ĐẠO PHẬT CON ĐƯỜNG THỰC NGHIỆM TÂM LINH


Đạo Phật tuy được nhận thức là một tôn giáo nhưng kỳ thực không giống phần lớn các tôn giáo khác của nhân loại. Đạo Phật có phần triết học và khoa học của mình nhưng cũng không phải vì thế mà được xem là một triết học hay một khoa học. Để có thể đàm luận dễ dàng thiết tưởng chúng ta nên tìm biết qua sự liên hệ giữa Phật giáo, triết học và khoa học.
Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo đến trước triết học và khoa học, và có liên hệ rất mật thiết với thần thoại. Thần thoại là kết quả của khuynh hướng giải thích và giải quyết của trí óc con người cổ thời về các hiện tượng trong vũ trụ. Tuy triết học và khoa học cũng nhắm đến mục đích giải thích sự vật để làm nền tảng cho hành động, triết học và khoa học vẫn không có được những liên hệ chặt chẽ với thần thoại như là tôn giáo. Triết học khi chưa tách rời ra khỏi thần học thì chưa xứng đáng được gọi là triết học mà chỉ là một khí cụ của thần học. Thần học chỉ là để biện minh và thích nghi cho tôn giáo vào xã hội.
Bản chất và khuynh hướng giải thích của tôn giáo về tự nhiên giới và nhân sự giới không xa với bản chất và khuynh hướng thần thoại làm ấy. Những gì tôn giáo nói ra đều được xem như là chính thức dựa trên sự khai mở của thần linh và vì vậy căn bản của tôn giáo là đức tin. Triết học cũng muốn có một cái nhìn tổng quát như tôn giáo nhưng muốn được vô tư hơn và duy lý hơn. Nhưng đến khoa học thì cái nhìn trở thành chi li, tuy được dựng trên thực nghiệm chắc chắn. Đứng giữa tôn giáo và khoa học và không xây dựng trên yếu tố tín ngưỡng, triết học muốn luôn luôn nương vào thực nghiệm khoa học để tìm chân đứng cho vững chãi trong khi vươn cánh tới những chân trời mà khoa học không hoặc chưa nhìn thấy được, những chân trời mà tôn giáo tự cho là đã biết rồi. Thế nên triết học đóng vai trò trung gian, một mặt dựa trên các phát minh khoa học bài xích những ngây thơ sai lạc của một số các tôn giáo, nâng đỡ và khích lệ cho các tôn giáo nào mà chủ trương phù hợp sự thực, một mặt nêu ra và thuyết minh những điều khoa học không biết đến hoặc chưa biết đến: những điều này, tuy còn ở trong phạm vi lý tưởng nhưng có thể là đối tượng sau này của khoa học thực nghiệm. Và cũng vì mang sứ mạng khảo sát tín ngưỡng và hướng dẫn phát minh, triết học được xem như là một động cơ xúc tiến cho sự gạn lọc của tôn giáo và sự tiến bộ của khoa học.
Đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa những chân lý thần khải không thể kiểm điểm mà chỉ có thể tiếp nhận bằng đức tin. Đạo Phật trước hết là những phương tiện chỉ dẫn thực nghiệm tâm linh để khám phá thực tại. Kinh sách có giá trị như những đồ biểu hướng dẫn và phương pháp thiền quán có giá trị như một con tàu để đưa người hành giả tới bến bờ hiểu biết và để thực hiện sự hiểu biết ấy trong sự sống bản thân và sự sống xã hội. Chữ budh có nghĩa là hiểu biết do đó có chữ buddha, người hiểu biết, và sau này chữ buddhism, con đường của sự hiểu biết. Hiểu biết ở đây không phải là cái hiểu biết sách và kinh điển mà là bản thân của chính thực tại hiện rõ dưới khả năng trí tuệ bát nhã (prajna) chỉ có thể đạt đến do công phu tu tập thiền quán. Người Phật tử không khởi hành bằng một mớ vốn liếng kiến thức siêu hình không có nền tảng thực nghiệm, mà bằng những nhận thức được thực nghiệm bảo đảm. Người Phật tử không bắt đầu bằng một đức tin có tính cách may rủi mà bằng một sự cân nhắc cẩn thận những nguyên lý và những phương pháp do đạo Phật đề nghị. Đạo Phật mời con người thí nghiệm những phương pháp của nó: điều này chứng tỏ đạo Phật khác hẳn các tôn giáo mà trong đó ý niệm về "theo thử" được xem như là bất tín và phạm thượng.
Theo nguyên tắc đạo Phật, một cá nhân nào đó khi muốn bứơc vào con đường thực nghiệm, phải khảo sát những nhận thức mà đạo Phật xem như là căn bản, rồi khi đã chấp nhận những nhận thức ấy thì kiểm điểm lại nguyên tắc thực hành rút ra từ những nhận thức kia. Khi đã kiểm nhận kỹ lưỡng rồi, cá nhân ấy mới bên bước vào con đường thực nghiệm với thái độ cương quyết nhưng hết sức tỉnh táo, khách quan. Nếu sự thực nghiệm không mang lại kết quả thì phải bắt đầu trở lại, và nếu quả thực phương thức đề nghị không thích hợp thì phải bỏ đi để chọn một phương thức khác.
Tuy nhiên không phải người Phật tử nào cũng đi được con đường đó. Có những người mà vì căn cơ yếu đuối hơn nên phải chọn một trong những con đường thi thiết của đạo Phật; chữ thi thiết đây có nghĩa là những phương tiện thích hợp với căn tính của những người không đủ sức một mình một ngựa xông pha trên đường thực nghiệm. Và cũng vì vậy trong tám vạn bốn ngàn nẻo vào chân lý, có những nẻo để dành cho đức Tin. Giáo lý Tịnh độ chẳng hạn, là một giáo lý căn cứ trên đức Tin và thích hợp với một số người không phải nhỏ. Và số người nhờ cửa ngõ Tịnh độ để bước lên ngưỡng cửa Thiền cũng không phải là không đáng kể.
Tuy nhiên vì đạo Phật luôn luôn chú trọng thực nghiệm và lý trí nên đức Tin của người Phật tử không phải là một đức tin vô điều kiện. Theo sự tiến hóa của tâm linh, đối tượng của niềm tin càng ngày càng thay đổi, biến chuyển để đi đến sáng tỏ. Và khi đối tượng của tin tưởng trở thành sáng tỏ thì chủ thể tin tưởng cũng đã trở nên vững chãi và sáng tỏ lắm rồi. Tin ở đây là một quá trình tiến bộ.
Đạo Phật không phải là một nền triết học, bởi vì đạo Phật không có ý định miêu tả và giải thích thực tại bằng những hệ thống tư tưởng dựa trên căn bản suy luận và khái niệm. Đạo Phật cho rằng trên một căn bản như thế, công việc miêu tả và giải thích thực tại là một công việc không thể thực hiện được: chỉ có thể bằng thực nghiệm tâm linh, diệt trừ cố chấp, vô minh và phát triển trí tuệ bát nhã thì còn người mới trực nhận được chân lý của thực tại. Tuy nhiên, nhận định sự cấn thiết của những đồ án hướng dẫn công cuộc thực hiện trí tuệ bát nhã, đạo Phật thi thiết những giáo lý mới nhìn qua thì in tuồng như là những giải quyết có tính cách triết học nhưng kỳ thực chỉ là những phương tiện hướng dẫn, những bản đồ, những "ngón tay chỉ mặt trăng."
Đạo Phật không phải là một khoa học vì đạo Phật không sử dụng cùng những khí cụ của khoa học để đi đến một cái nhìn có tính cách phân tích chi li về sự vật. Nhưng trên con đường thực nghiệm tâm linh, đạo Phật có tinh thần vô tư và tôn trọng thực nghiệm như khoa học. Khí cụ của Phật học là khả năng phản tỉnh, tham thiền, trực nhận thực tại. Nói tóm lại đạo Phật không phải là tôn giáo, không phải là triết học, không phải là khoa học nhưng trong đạo Phật ta có thể tìm thấy cả các yếu tôn giáo, triết học và khoa học. Ngoài các yếu tố đó còn có những tính chất đặc biệt của Phật học không tìm thấy trong tôn giáo, triết học và khoa học.
Nói đến thực nghiệm tâm linh là nói đến nền tảng căn bản của đạo Phật. Bởi vì đạo Phật cho rằng thiếu sự tiếp xúc của con người và những nguyên lý mầu nhiệm của thực tại thì mọi hình thái của sự sống phải mang tính cách khổ đau và tàn tạ (dukkha). Thế cho nên ở thời nào thiếu chứng ngộ thiếu sự khám phá thì ở thời ấy giáo pháp suy mạt, và sự sống nghèo khổ. Nơi những con người đạt đạo, sức sống tràn trề rạt rào và thấm nhuần trong mọi sinh hoạt xã hội. Ở nơi người đạt đạo, tỏa chiếu nghệ thuật linh động của sự sống, nghệ thuật ấy soi sáng cho đường lối nhân sinh của địa phương và thời đại. Mọi sinh hoạt xã hội cần được xây dựng trên cái nhìn bao quát và khế hợp căn cơ của người đạt đạo. Cho nên đạo Phật không những chỉ là thực nghiệm tâm linh mà lại còn là sự thể hiện trên cuộc sống những nguyên lý linh động đạt tới do công trình khám phá thực tại của những thực nghiệm ấy.
Những ai không có đủ điều kiện để làm nhà đạt đạo thì vẫn có diễm phúc được thừa hưởng những khám phá của nhà đạt đạo. Nhìn vào đời sống của người đạt đạo và ánh sáng chân lý tỏa rạng nơi cuộc đời ấy, mọi người biết rằng họ có thể đặt niềm tin nơi những khám phá kia và cùng nhau xây dựng nếp sinh hoạt của địa phương và thời đại họ theo sự hướng dẫn của ý thức đạo đức sống động ấy. Như thế ta thấy có hai hạng người theo đạo Phật: hạng thứ nhất, rất ít, gồm những người tự dấn thân vào con đường khám phá, và hạng thứ hai rất đông, thừa hưởng những khám phá ấy để xây dựng sự sống. Ta cũng nên nhớ rằng sự khám phá phải được liên tục thực hiện bởi vì thực tại thì linh động và xã hội thì luôn luôn biến chuyển: những khám phá cũ có khi không còn thích hợp với xã hội mới.
Đức tin của con người nơi sự khám phá của những người đạt đạo - trong đó có đức Phật - tuy cũng là đức tin nhưng quả thật không giống với đức tin có tính cách rủi may của rất nhiều tôn giáo khác. Nó được hình thành bởi nhận xét ít nhiều có tính cách thực nghiệm, và trong đó yếu tố lý trí đóng một vai trò quan trọng.
Để hiểu rõ thêm về bản chất của đức tin trong đạo Phật, ta nên đọc lại đoạn này trong kinh Kalama.
Một hôm, các vị hoàng tử xứ Kalama đến bạch Phật: "Thưa Ngài, trong khi các vị đệ tử dòng họ Thích cho rằng giáo lý của Phật là đúng. Vậy thì các nhà truyền giáo khác cũng cho rằng giáo lý của họ là đúng. Vậy chúng tôi biết nghe ai ?." Phật trả lời: "Này các hoàng tử Kalama, đừng vội công nhận một điều gì dù điều đó là điều người ta hay nói. Đừng vội công nhận một điều gì dù điều ấy phù hợp với nội giáo. Đừng vội công nhận một điều gì dù điều đó mình rất ưa thích. Đừng vội công nhận một điều gì dù điều đó phù hợp với chủ trương của mình. Đừng vội công nhận một điều gì dù điều ấy do một người có uy tín nói ra. Đừng vội công nhận một điều gì dù điều ấy được nhiều người đáng kính trọng tuyên bố."
"Này các hoàng tử Kalama, khi nào các ông nhận biết bằng lý trí các ông rằng một cái gì đó là bất thiện, là đang chê trách, là bị kẻ thức giả phủ nhận, và nếu đem cái ấy ra mà công nhận và thực hành theo thì sẽ mua lấy đau khổ và tan nát thì các ông hãy bác bỏ nó đi."
"Và khi nào các ông nhận biết rằng lý trí các ông rằng một cái gì đó là thiện, là không bị chê trách, là được kẻ thức giả tán thưởng, và nếu đem cái ấy mà công nhận và thực hành theo thì sẽ đạt tới sự an lạc và hạnh phúc thì các ông hãy tin nó và đem nó ra thực hành."


Thiền Sư Nhất Hạnh

TÂM BÌNH THƯỜNG

Lầu trăng quán mặc chiều vàng
Thềm hoa lá trổ hương loan vách chùa
Khuya tàn rồi lại tàn khuya
Câu kinh Tịnh độ bao mùa nhiếp tâm
Niềm im lặng lắng sâu trầm
Rõ ràng thường biết chẳng xâm phạm gì
Đơn sơ mở lượng từ bi
Mở ra bao chuyện cũng tùy duyên thôi
Dưới kia phố biển sóng dồi
Dấu chân trên cát nhòa trôi vô thường
Nên về vui với thiên lương
Đói ăn mệt ngủ bình thường tâm ca.

TÂM NHIÊN

NHỚ CHA

Chỉ còn thoảng giọng cười thôi
Của cha văng vẳng bồi hồi trong tâm
Kể từ cha khuất bóng thầm
Bên kia chín suối ngùi âm vọng rền

Bên này trôi giạt lênh đênh
Còn con tiếp cuộc đăng trình ruỗi rong
Giữa đôi bờ sóng bềnh bồng
Nhấp nhô giữa có và không dập vùi

Theo dòng nghiệp thức luân lưu
Nhớ cha là nhớ nghĩa đời kính thương
Thôi từ nay khắp nẻo đường
Thầm dâng tất cả lòng thương kính này

TÂM NHIÊN